63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Các địa điểm du lịch ở Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi tungseo, 28 Tháng tám 2020.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Tỉnh thành khác
    2. Chuyên mục:

      Tour
    3. Tình trạng:

      Mới 100%
    1. Giá bán :

      1 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      65 tân quý, tân phú, hồ chí minh ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      28 Tháng tám 2020, 0 Trả lời, 450 Đọc
  1. tungseo

    tungseo Member

    Chùa Tiên – Giếng Tiên

    Hang động chùa Tiên và Giếng Tiên: Cách cầu Kỳ cùng khoảng nửa cây số, trên đường đi Mai Pha, có núi đá hình voi nhô lên giữa cánh đồng. Đó là núi đại tượng, nơi đây có động Chùa Tiên, là một trong bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận. Động Chùa Tiên Nằm ngang chừng núi, lối lên có 64 bậc, cửa phụ quay về hướng đông, có cửa thông hiên, có đường xuống hồ thu thuỷ.


    Chùa Tiên có tên chữ Song Tiên tự, do dân làng Phai Luông lập thời vua Lê Thánh Tông trên núi Đại Tượng cạnh giếng Tiên. Sau này chùa bị hư, người ta mới chuyển vào động núi Đại Tượng như hiện nay.

    Chùa Tiên phối thờ Phật, Mẫu và Đức Thánh Trần, có bố cục kiểu “tiền Phật hậu Thánh” gồm cung tam bảo thờ Phật phía ngoài và cung thờ Mẫu, Đức Thánh Trần ở phía trong. Nơi đây còn lưu giữ một hệ thống văn bia phong phú của các văn nhân, thi sĩ, trong đó có bài “Trấn doanh bát cảnh” do Ngô Thì Sỹ cảm tác ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên xứ Lạng. Hàng năm chùa Tiên mở hội ngày 18 tháng Giêng âm lịch, cùng với chùa Nhị Thanh – Tam Giáo (15 – 17 tháng Giêng âm lịch) và Tam Thanh (15 tháng Giêng âm lịch) tạo nên một dịp trẩy hội đông vui.


    >>>>>> Xem ngay vé xe đi Lạng Sơn
    Đằng sau núi Voi – Chùa tiên ở lưng chừng núi trên mặt bằng đá rộng đó là Giếng tiên, miệng giếng rộng 20cm có mạch nước quý chảy quanh năm.

    Đền Kỳ Cùng


    Nằm ở phường Vĩnh Trại, bên phía bờ bắc sông Kỳ Cùng. Đền được coi là nơi linh thiêng, vốn là nơi thờ thần Giao Long (thần sông nước) với nhiệm vụ giữ cho quanh năm mưa thuận gió hòa.

    Lịch sử của Đền còn gắn với truyện kể về quan lớn Tuần Tranh, được triều đình nhà Trần cử lên trấn thủ Lạng Sơn, trong thời gian ở tại Lạng Sơn, ông chỉ huy đánh giặc bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, ông lại bị vu cáo vào tội dâm ô, đành nhảy xuống sông Kỳ Cùng tự tử để chứng minh sự trong sạch. Do tấm lòng trong sạch, ông được thần linh hóa thành đôi rắn (ông Cộc – ông Dài) làm vị thần sông ngự tại đền Kỳ Cùng. Về sau, nỗi oan khuất của ông được một vị tướng nhà Lê là Tả đô đốc Hán quận công Thân Công Tài (được thờ tại đền Tả Phủ) chứng minh, hóa giải. Vì vậy mới có tục lệ vào ngày lễ hội đền Kỳ Cùng (cũng từ ngày 22 đến ngày 27 tháng giêng âm lịch giống như đền Tả Phủ), phải có lễ rước kiệu ông lớn Tuần Tranh lên đền Tả Phủ để tạ ơn và hầu chuyện Thân Công Tài. Điều này giải thích cho sự liên quan mật thiết của hai lễ hội đền Kỳ Cùng – T Phủ.

    Trong đền có bến đá Kỳ Cùng là một trong tám cảnh đẹp của Lạng Sơn được ghi trong “Trấn doanh bát cảnh” xưa Ngô Thì Sỹ gọi với cái tên Kỳ Cùng thạch độ. Sở dĩ như vậy là vì theo sử sách chép lại, ngày xưa bất cứ cuộc hành quân hay cuộc hành trình nào của các sứ giả qua lại Trung Quốc cũng đều phải qua nơi nay. Thuyền bè san sát, hai bờ sông lúc nào cũng tấp nập đông đúc vì dân chúng hoặc quan quân hội tụ. Khúc sông Kỳ Cùng ở đoạn này có nhiều tảng đá chắn ngay giữa dòng sông, đá lô nhô trên mặt nước, sóng vỗ vào đá theo mực nước sông, lúc lên lúc xuống tạo thành những lớp sóng tung bọt trắng xóa, trào khắp một dải tràng giang, trông rất ngoạn mục. Tương truyền các sứ thần của Việt Nam mỗi lần đi sứ sang Trung Quốc đều dừng chân tại bến đá, sửa soạn lễ vật lên thắp hương tại đền Kỳ Cùng, cầu cho chuyến đi được bình an, công thành danh toại.



    Ngày nay Cầu Kỳ Cùng được xây ở ngay cạnh bến đá, nối hai bờ Bắc và Nam sông Kỳ Cùng, chia Thành phố Lạng Sơn thành hai khu vực, bên bờ Bắc là nơi sinh hoạt, kinh doanh buôn bán của nhân dân thành phố Lạng Sơn, bên bờ nam là khu vực tập trung các cơ quan hành chính của Lạng Sơn

    Thành nhà Mạc


    Thành Nhà Mạc nằm trong khu vực phường Tam Thanh, Thành phố Lạng Sơn, là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải Bắc xuống phía Nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê – Trịnh.

    Dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường dài khoảng 300m, mặt thành rộng khoảng 1m, xây bằng những khối đá lớn giữa hẻm núi, tuy được gia cố, trùng tu, nhưng vẫn giữ được dấu vết hoang phế điêu tàn, để khi đứng trong bóng tịch dương nhìn ngắm phong cảnh có một chút bâng khuâng nghĩ về lối xưa xe ngựa.

    Đoạn đường từ chân đồi lên cổng thành giờ là nhiều bậc cấp thẳng tắp, ngước trông cổng thành như xa hun hút, nhỏ bé lại. Lên đến nơi thấy khung cảnh thật thoáng đãng. Đứng bên trong nhìn ra càng nhận rõ thế đắc địa của cuộc đất, trước mặt là thung lũng ruộng lúa, rồi đến làng xóm sầm uất, tiếp đến là núi, quần sơn nối tiếp trùng trùng điệp điệp.

    Những đoạn thành đứt quãng không đều nhau, cao thấp không bằng nhau, mặt đá phủ rêu màu đen pha một chút xám. Đất bên dưới thì màu đỏ sậm lẫn một ít sạn sỏi nhỏ.
    >>>>> Mua vé xe đi Lạng Sơn vé xe ưu đãi giá rẻ
    [​IMG]

    Động Nhị Thanh – Chùa Tam Giáo


    Động Nhị Thanh được danh nhân Ngô Thì Sĩ khám phá và tôn tạo khi ông làm Quan Đốc Trấn Lạng Sơn từ năm 1777 – 1780. Ông là một bậc hiền thánh đã có công lao to lớn trong việc mở mang ruộng đất, yên ổn dân sinh và xây dựng Lạng Sơn thành khu thương mại sầm uất. Trong thời gian ngao du sơn thuỷ trong vùng, Ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh và cho hưng công xây dựng chùa Tam Giáo, Đình duyệt quân, Thạch miên am, Thụy tuyền hiên, Trai táo. Ngô Thì Sĩ bắt đầu cho tiến hành việc tôn tạo từ tháng Trọng Thu năm Kỷ Hợi (tức tháng 5 năm 1779 âm lịch) đến tháng Mạnh Thu (tức tháng 7) cùng năm thì hoàn thành.



    Ngô Thì Sĩ là người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ. Khi đỗ đạt làm quan, để tưởng nhớ đến quê hương, Ông đã dùng hai chữ Thanh của quê hương đặt cho tên hiệu của mình là: Nhị Thanh Cư Sĩ và sau này khi phát hiện ra động Nhị Thanh, Ông đã dùng chính tên hiệu của mình đặt tên cho động, chính vì vậy mà động có tên gọi là động Nhị Thanh. Tại đây, người xưa đã khắc chân dung Ngô Thì Sĩ trên hốc đá nhỏ ở độ cao 8m trong tư thế Kiết Già ngồi dựa vào vách đá giống như người thật của ông. Đây là bức chạm khắc chân dung có giá trị nghệ thuật độc đáo được tạo tác vào đá nhưng không làm mất đi vẻ mềm mại của thân thể (trong bia Ma Nhai Bài Ký Động Nhị Thanh nói rõ về điều này). Ngày nay nhằm báo đáp công ơn của Ngô Thì Sĩ, nhân dân trong vùng đã cho xây dựng ban thờ Ông ngay trong động Nhị Thanh.

    Ngày 28 tháng 7 năm 1779 âm lịch, Ngô Thì Sĩ tổ chức mở hội tại nơi đây, trên chùa Tam Giáo thì tế lễ, trong động Nhị Thanh tổ chức ăn uống, ca hát, múa rối nước và các trò diễn khác trong 7 ngày 7 đêm. Trong bia Ma Nhai “Bài ký động Nhị Thanh” có ghi về việc này như sau: Đêm đầu mở hội có một con hổ to như con bò đến gần sân khấu hang Thông Thiên vòng quanh đàn lễ rồi đi không thấy quay trở lại, nên dân chúng ban đêm không còn sợ hãi nữa; lại có một con Giao Long, râu và đuôi đều đỏ vào phường múa rối nước như muốn xem trò, đuổi cũng không đi, khi các trò diễn kết thúc thì không thấy đâu nữa nên mọi người dự hội ai cũng cho là lạ. Sau đó Ngô Thì Sĩ đã cho tạc tượng Hổ ở bên phải và tượng Giao Long ở bên trái trước cửa động Nhị Thanh để ghi nhớ hai con vật linh thiêng.



    Phía bên phải động Nhị Thanh là chùa Tam Giáo (Tam Giáo Tự). Ngô Thì Sĩ cho rằng đạo là một mà thôi, Phật – Lão chỉ khác tên nhưng nội dung đều là Nho cả. Khổng Tử, Lão Tử và Phật Thích Ca tuy tên là ba nhưng thực đạo đều thống nhất là một. Chính vì vậy Ông đã đưa 3 đạo vào thờ chung một chùa và gọi là chùa Tam Giáo.

    Chùa Tam Giáo còn là một loại hình kiến trúc đặc biệt: Không có mái, không có nhà, ban thờ được đặt trong các hang, hốc đá làm cho ta có cảm giác thiên tạo với những nhũ đá kỳ vĩ càng tạo nên sự linh thiêng của ngôi chùa. Hiện nay trong chùa có các cung thờ như: Cung Công Đồng, Cung Tam Tòa Thánh Mẫu, Cung Sơn Trang, Cung Tam Bảo…

    Bên trái chùa Tam Giáo là đường vào động Nhị Thanh và suối Ngọc Tuyền trong vắt ẩn hiện dưới lùm cây trông thật nên thơ hữu tình. Phía ngoài động trên cao có dòng chữ Hán “Nhị Thanh Động” với khổ chữ lớn khắc chìm vào vách đá. Vào phía trong động trên vách bên phải là hệ thống bia Ma Nhai với 20 văn bia đủ mọi kích thước xen kẽ nhau. Nội dung bia chủ yếu ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên và con người Xứ Lạng, ghi lại việc phát hiện, tạo dựng động Nhị Thanh và chùa Tam Giáo của các bậc tiền nhân, trong đó có bài “Nhị Thanh động phú” tức bài phú động Nhị Thanh của Ngô Thì Sĩ viết năm 1779 cùng bài thơ tự tán của Ông khi mới phát hiện và đặt tên cho động Nhị Thanh và các bài viết của tiến sĩ Lê Hữu Dung – Phụng sai Đốc đồng xứ Lạng Sơn tham hiệp quân vụ năm 1780 cùng nhiều bài viết của các danh nhân thi sĩ khác.

    Đi thêm khoảng 100m, qua 2 chiếc cầu kiều bắc qua những khúc suối quanh co đã mở ra một không gian rộng lớn với nóc hang cao vút, có cửa thông thiên, phía trong có một thác nước đổ xuống theo khe đá hoà nhập cùng với suối Ngọc Tuyền chảy ngầm dưới nền Động, tạo nên những âm thanh huyền bí. Vào năm 1779, Ngô Thì Sĩ viết trong “Bài Ký Động Nhị Thanh” rằng: “Người đi thuyền phải cúi rạp xuống, dùng tay vịn vào vách đá đẩy thuyền mới qua được và do suối chảy dưới nền động nên không thấy dòng suối đâu”.

    Dưới chân thác nước, Ngô Thì Sĩ cho tôn một thềm đất cao để làm sân khấu. Tại đây ông đã chọn làm nơi trung tâm vui chơi giải trí trong ngày mở hội ăn mừng sau khi xây dựng xong chùa Tam Giáo và cải tạo động Nhị Thanh, sau này nơi đây trở thành nơi hội họp biểu diễn văn nghệ của nhân dân trong những năm đế quốc Mỹ ném bom bắn phá miền Bắc nước ta. Trên nóc động có khe nhỏ ánh mặt trời rọi qua, được người dân gọi là hang Thông Thiên. Trong “Bài Phú Động Nhị Thanh” có câu:


    Ngô Thì Sĩ còn cho khắc ba chữ lớn trên nóc hang là “Hang Thông Thiên”.

    Vòng sau cánh gà sân khấu qua khúc ngoặt là đến hang Giao Long, ta như lạc vào “vườn thạch nhũ”, chỗ rộng nhất đến 25m, chiều dài hút tầm mắt, trần và nền hang tương đối bằng phẳng có muôn hình nhũ đá với các hình thù khác nhau: hình con voi phục, hình rùa đang bò… Nhiều cột đá đứng bên mép suối đỡ lấy trần hang, nhiều nhũ đá rủ, mầm đá cao thấp như những bức rèm lớn vắt lên hai bên thành động, cảnh sắc thiên nhiên thật kỳ vĩ. Đi tiếp ra phía sau qua 3 cây cầu là đến cổng sau thông ra bên ngoài. Từ đây có thể quan sát thấy cửa động Tam Thanh với khoảng cách là 500m.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh