63 Stravel

Búp Bê Daruma Nhật Bản

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi dulich, 11 Tháng mười hai 2017.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      11 Tháng mười hai 2017, 0 Trả lời, 640 Đọc
  1. dulich

    dulich Guest

    .
    .
    Bên cạnh rượu sake, một trong những món quà lưu niệm thông dụng mà du khách thường mang về sau chuyến du lịch tới đất nước Nhật Bản chính là chú lật đật truyền thống Daruma.
    Ra đời dưới thời đại Edo (1603 – 1867), những chú lật đật Daruma được thiết kế nhằm mô phỏng lại hình dáng của vị sư tổ Bodhidharma (Bồ Đề Lạt Ma), người có công sáng lập ra Phật giáo Thiền tông tại Trung Quốc, sau đó tiếp tục truyền bá nó sang Nhật Bản.

    Dù không còn quá nhiều tài liệu lịch sử cụ thể, song truyền thuyết vẫn ghi lại đôi chút về sự ra đời của Daruma như sau: "Bodhidharma ngồi thiền suốt 9 năm liên tục trong một hang động tại Trung Quốc nhằm khai sáng thần trí của mình.

    Tuy nhiên, do ngồi yên quá lâu nên tứ chi của vị sư tổ Phật giáo đã dần bị teo nhỏ rồi hoàn toàn tiêu biến, chỉ sót lại duy nhất phần đầu và ngực. Và đây chính là hình tượng mà những chú lật đật truyền thống đang mô phỏng".

    Một số nguồn tư liệu cho rằng sau khi ngồi thiền được 9 năm, sư tổ Bodhidharma đã đạt tới cảnh giới cao nhất và có thể nhìn thấu mọi chân lý trong vũ trụ mênh mông ngay sau khi mở mắt ra.

    Bởi vậy, việc vẽ thêm tròng đen vào mắt của những chú lật đật Daruma chính là sự biểu trưng cho thời điểm sư tổ Bodhidharma được khai sáng nhãn quang. Điều này sẽ giúp món đồ chơi tạm thời thu về sức mạnh thần bí nào đó, và thừa sức thực hiện mong ước nhỏ bé từ con người.

    Khi được bày bán ngoài cửa tiệm, những chú Daruma được thiết kế không có tròng mắt nhằm khắc họa việc sư tổ Bodhidharma ngủ quên trong lúc tọa thiền, do đó chưa thể tìm được sự giác ngộ tối cao.

    "Thần hộ mệnh" của trẻ em Nhật Bản
    Người dân tại xứ hoa anh đào từng sử dụng rất nhiều màu sắc để tô vẽ cho những chú lật đật, từ đó giúp phân biệt rõ hơn về tác dụng cầu phúc của chúng: Daruma màu đỏ tươi tượng trưng cho may mắn và phát tài; màu đỏ tía tượng trưng cho sức khỏe và trường thọ; màu đỏ trầm tượng trưng cho bình an và bảo hộ; màu trắng tượng trưng cho tình yêu và sự hòa hợp.

    Do có khả năng đứng lên sau mỗi lần bị xô ngã, Daruma đã trở thành biểu trưng cho ý chí kiên cường cùng khả năng phục hồi mạnh mẽ của cư dân Nhật Bản. Chúng thường được đem tặng cho những người đang trong tình trạng ốm đau, đặc biệt là trẻ nhỏ.

    Nhật Bản có vô số những điều kỳ bí đan xen giữa sự hiện đại và những nét truyền thống tạo nên sự đa dạng đầy cuốn hút

    Nếu có cơ hội thì mình sẽ có gắng đến Nhật Bản một lần để cảm nhận bầu không khí kỳ lạ ấy
     

Chia sẻ trang này

Loading...