63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

Bài 'Lòng mẹ' tiễn biệt nghệ sĩ Ánh Hoa

Thảo luận trong 'Rao vặt' bắt đầu bởi anyan, 4 Tháng mười một 2020.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Miền Nam
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Giới thiệu
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      4 Tháng mười một 2020, 0 Trả lời, 401 Đọc
  1. anyan

    anyan Member

    Khám các bài viết tổng hợp chi tiết và hay nhất tại đây: https://yannews.hatenablog.com/

    Chồng và bốn con của Ánh Hoa đều qua đời trước bà từ lâu, vì vậy, chuyện hậu sự được các cháu và người thân chu toàn trong tang lễ diễn ra giản dị. Diễn viên Kiều Trinh, từng đóng Mùa len trâu (2003) với Ánh Hoa, đổi vé máy bay ba lần từ Đà Lạt về TP HCM để kịp tiễn đưa bà. Trước di ảnh nghệ sĩ, giữa giai điệu của bài Lòng mẹ (nhạc sĩ Y Vân), chị khóc.


    Kiều Trinh hay gọi Ánh Hoa là "má" - tiếng thân thương dành cho nghệ sĩ gắn chặt với hình ảnh người mẹ, người bà hồn hậu của vùng đất phương Nam. Kiều Trinh nhớ như in từng buổi tập chèo xuồng cùng bà ở Châu Đốc, An Giang, sẻ chia tô canh chua trên trường quay Mùa len trâu, nhớ sự ân cần khi bà dặn dò chị tận tâm với nghề, nghiên cứu kỹ kịch bản, là diễn viên phải tránh ăn nhiều để không tăng cân...

    [​IMG]
    Diễn viên Kiều Trinh tiễn biệt nghệ sĩ Ánh Hoa, sáng 3/11, tại TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Ngoài phim trường, cuộc đời Ánh Hoa lắm nỗi buồn. Năm 1995, chồng bà - nghệ sĩ Minh Chí - qua đời vì bệnh xơ gan, bốn người con bà cũng lần lượt qua đời. Con gái đầu mất lúc 10 tuổi, những người con sau đều ra đi ở độ tuổi trung niên. Vợ chồng bà vốn có căn nhà ở chân cầu chữ Y (quận 8) - thành quả tích cóp sau nhiều năm đi diễn, hát. Khi chồng mất, bà bán nhà cũ, thuê một ngôi nhà ở quận 7, ở chung với gia đình em gái cho đỡ hiu quạnh.

    [​IMG]
    Chị Mộng Hoàng - cháu nội cố nghệ sĩ - mang di ảnh bà. Sau khi hỏa thiêu, tro cốt nghệ sĩ được đưa về chùa Bửu Đà, quận 10, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.

    Những ngày cuối đời, Ánh Hoa dành trọn thời gian cho nghề diễn. Dự án cuối cùng của Ánh Hoa là quay MV cho nghệ sĩ Bảo Chung, bà tiếp tục vào vai mẹ. Hơn 20 ngày trước khi qua đời, bà đột ngột lên cơn tai biến mạch máu dù trước đó không có tiền sử. Khi ấy, bà xây xẩm, té ngã nhưng giấu người thân vì sợ gia đình lo, chỉ nói bị bong gân. Hai ngày sau, bệnh tình trở nặng khiến bà chỉ ngồi được một chỗ, mọi công việc đều phải gác lại. Chị Mộng Hoàng - cháu nội nghệ sĩ cho biết: "Bà tôi lúc đó sốc lắm vì xưa nay tính vẫn xông xáo, không chịu ăn uống, từ đó đâm ra suy nhược cơ thể. Gia đình động viên nhiều lần bà mới chịu nhập viện trị liệu. Không ngờ sau khi ra viện, sức khỏe bà suy kiệt dần, vài ngày sau thì mất. Bà ra đi, không kịp nói một lời trăn trối vì nghĩ vẫn còn sống thêm vài năm nữa".

    [​IMG]



    Dấu ấn màn ảnh của nghệ sĩ Ánh Hoa. Video: Tổng hợp.

    Bà theo Phật pháp từ nhỏ cùng mẹ nên quan niệm mọi mất mát trên đời đều vô thường. Sinh thời, bà tâm đắc hai câu thơ của Bùi Giáng: "Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng/ Được, mất, bại, thành bỗng chốc hóa hư không". Bà động viên bản thân phải mạnh mẽ sống. Tình yêu với người chồng quá cố tiếp thêm cho bà niềm tin trong những năm tháng cô quạnh cuối đời. Dù Minh Chí đã đi xa 25 năm, lúc nào ông cũng hiện diện trong tâm trí bà. Như một thói quen, mỗi sáng thức dậy, điều đầu tiên bà làm là pha hai ly cà phê, một đặt lên bàn thờ chồng, một cho bà. Mỗi lần nhận lời mời đóng phim hay quay MV, bà đều khấn nguyện trước ảnh chồng - bức di ảnh ố vàng được đặt trang trọng giữa phòng khách.

    Trong ký ức đồng nghiệp, trái ngược với vóc dáng nhỏ nhắn, Ánh Hoa luôn xông xáo, tràn đầy năng lượng. Nghệ sĩ Lê Thiện - từng làm việc chung với vợ chồng cố diễn viên ở đoàn Trần Hữu Trang - nhớ mỗi lần đóng phim, bà đều tự bắt xe ôm đến phim trường. Bà trở thành "mối ruột" của tài xế quanh nhà, những lúc không mang tiền, họ sẵn sàng cho bà đi thiếu. Vài năm gần đây, chân yếu, trí nhớ kém, bà hạn chế đóng phim, chỉ đi quay MV. Lê Thiện nói: "Ánh Hoa nhiều lúc thấy lực bất tòng tâm. Lúc trẻ, muốn cống hiến thì ít khi được mời diễn, đến lúc già thì sức không còn. Chị ấy luôn vái trời Phật cho mình luôn khỏe để được sống lâu với nghề".

    Trương Ngọc Ánh - đóng chung cố nghệ sĩ hai phim Đồng tiền xương máu Giã từ dĩ vãng - vẫn thường gọi bà là mẹ. Chị nói mỗi lần gặp, lòng chị dịu lại bởi khuôn mặt bà luôn toát lên vẻ đôn hậu. Ấn tượng của chị về bà là đôi mắt rất buồn. Chỉ cần bà cúi mặt, nét diễn gợi lên sự thương cảm, là mọi người trên phim trường đều khóc. Nghệ sĩ Trịnh Kim Chi nhớ mỗi lần đi quay, bà thường đến rất sớm và ngồi một mình. Có lần, đóng phim chung ở Đà Lạt, chị bất ngờ khi biết bà đi xe đò một mình dù lúc ấy ngoài 70 tuổi. Hôm nghe tin bà mất, chị bàng hoàng không tin.

    Nghệ sĩ Ánh Hoa sinh năm 1941 tại Mỏ Cày (Bến Tre), xuất thân trong gia đình có truyền thống cải lương. 15 tuổi, bà trở thành đào chính hội tụ cả thanh và sắc. Sau khi cải lương gặp nhiều khó khăn, bà chuyển sang đóng phim. Vai phụ trong phim Người tình -phim của đạo diễn Jean-Jacques Annaud quay tại Việt Nam năm 1986 - làm bàn đạp để nghệ sĩ bén duyên điện ảnh. Bà tiếp tục ghi dấu với khán giả qua hàng chục vai diễn trong Đất phương Nam, Xóm nước đen, Mùa len trâu, Người đẹp Tây Đô, Đồng tiền xương máu, Giao thời, Giã từ dĩ vãng...

    >> Nguồn: https://vnexpress.net/bai-long-me-tien-biet-nghe-si-anh-hoa-4185851.html
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh