63 Stravel

7 tôn giáo Thái Lan phổ biến hiện nay

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi thanh thuy, 14 Tháng bảy 2023.

    1. Tỉnh thành:

      Hồ Chí Minh
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

      259, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 ->Bản đồ
    3. Thông Tin:

      14 Tháng bảy 2023, 0 Trả lời, 211 Đọc
  1. thanh thuy

    thanh thuy Member

    Thái Lan có thể được coi như là điểm hội tụ của các tôn giáo khác nhau. Các nhóm tôn giáo này cùng tồn tại, đan xen, tác động lẫn nhau và cùng nhau góp phần tạo nên đời sống tôn giáo Thái Lan phong phú, đa dạng. Hôm nay hãy cùng Air Go tìm hiểu sơ lược lịch sử phát triển của các tôn giáo lớn tại Thái Lan nhé!

    1. Khát quát về tôn giáo Thái Lan
    Tôn giáo ở Thái Lan có một lịch sử văn hóa hấp dẫn có thể được nhìn thấy qua nhiều địa điểm linh thiêng và chùa chiền nằm rải rác trên khắp đất nước. Ngoại trừ luật quy định rằng Nhà vua phải theo đạo Phật, không có tôn giáo chính thức của Thái Lan, có nghĩa là tất cả người dân Thái Lan được hưởng tự do tôn giáo.

    [​IMG]
    Chùa Wat Chedi Luang ở Chiang Mai, Thái Lan
    Tuy nhiên, Phật giáo là tôn giáo phổ biến nhất ở Thái Lan được nhiều người dân theo nhất và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất với xã hội Thái Lan có thể xem Phật giáo là quốc giáo ở quốc gia này. Ngoài ra ở Thái Lan còn có những nhóm dân cư theo các tôn giáo khác như: thiên chúa giáo, hồi giáo, đạo Hindu, đạo Sikh…Với khoảng 95% dân số theo tôn giáo Nguyên thủy này. Dân số còn lại theo đạo Hồi (4,6%), Thiên chúa giáo Công giáo (0,7%) với 1% còn lại chia cho các tôn giáo Hindu, Sikh và Do Thái.

    2. Các tôn giáo lớn tại Thái Lan hiện nay
    2.1 Phật giáo
    Phật giáo là tôn giáo đã có mặt từ rất lâu đời ở khu vực Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ sau đó lan rộng ra các nước xung quanh, ở khu vực Đông Nam Á, Phật giáo cũng có ảnh hưởng tới các nước như Việt Nam, Myanmar, Lào, Campuchia và cả Thái Lan. Có trên 80% người dân Thái Lan theo Phật giáo, trong đó chủ yếu là Phật giáo tiểu thừa.

    Phật giáo cũng là tôn giáo ở Thái Lan gây được sự ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người dân và xã hội nơi đây. Các giáo lí nhà Phật được vận dụng một cách uyển chuyển, hài hòa làm kim chỉ nam trong việc ứng xử của người dân bản địa. Các thanh niên Thái Lan hầu hết đều tu tập trong chùa với những khoảng thời gian nhất định khác nhau.

    [​IMG]
    Phật giáo Thái Lan
    Phật tử ở Thái Lan rất chú trọng việc tọa thiền. Cả sư sãi lẫn tín đồ theo đạo đều có những, thời gian dành cho thiền để tìm sự thanh thoát cho tâm hồn. Ở Bangkok và cả một số nơi vùng nông thôn đều có những trung tâm để học và thực hành thiền. Có rất đông du khách nước ngoài đến với Thái Lan chỉ để được học và thực hành thiền tại đây.

    2.2 Đạo Hồi
    Dân số theo đạo Hồi của Thái Lan sống rải rác trên khắp đất nước, tập trung đông nhất ở bán đảo phía Nam và ở Bangkok. Hồi giáo là tôn giáo lớn thứ hai ở Thái Lan và là một tôn giáo đa văn hóa bao gồm một số dân tộc bao gồm Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Pakistan, Bangladesh và Campuchia. Ngoài ra đạo Hồi còn có ở những khu vực dân tộc thiểu số ở vùng nông thôn hay người Hoa ở vùng núi phía Bắc.

    Hội đồng Hồi giáo Quốc gia gồm có ít nhất năm thành viên, có chức năng tư vấn cho các Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ về các vấn đề liên quan đến Hồi giáo. Chủ tịch của hội đồng này là cố vấn nhà nước về Hồi giáo do nhà vua chỉ định và giữ một chức vụ trưởng văn phòng trong Vụ Tôn giáo thuộc Bộ Giáo dục. Ở những tỉnh có đủ số tín đồ Hồi giáo cũng có một hội đồng cấp tỉnh.

    Có những mối liên kết giữa chính quyền và cộng đồng Hồi giáo, trong đó bao gồm việc tài trợ của chính quyền cho các học viện của đạo Hồi, hỗ trợ xây dựng một số nhà thờ lớn và việc góp qũy hành hương Mecca của những người Thái Hồi giáo. Ở Thái Lan cũng có nhiều trường tiểu học và trung học của người Hồi giáo.

    2.3 Tín ngưỡng của người Hoa
    Ngoài đạo Phật là tôn giáo chủ đạo, ở Thái Lan còn có nhiều tôn giáo khác chiếm một tỉ lệ tín đồ tương đối nhỏ. Tín ngưỡng ngoài đạo Phật này đôi khi không thuần nhất đối với một tôn giáo cụ thể nào. Chẳng hạn như số người gốc Hoa tại đây phần lớn theo một sự pha trộn vừa có học thuyết xã hội của Khổng Tử, vừa thờ cúng tôn kính tổ tiên, vừa theo học thuyết của Phật giáo đại thừa lại vừa đồng thời thực hành theo Lão giáo.

    Đây cũng là điều làm cho tôn giáo ở Thái Lan có sự đa dạng, phong phú, vừa tôn trọng tôn giáo của số đông nhưng cũng không bỏ qua những niềm tin của các nhóm dân tộc khách cùng sinh sống trong cùng một lãnh thổ.

    2.4 Ấn Độ giáo
    [​IMG]
    Ấn Độ giáo ở Thái Lan
    Tổng dân số theo đạo Hindu của Thái Lan lên tới hàng nghìn người, nhưng chưa đến 1% dân số cả nước. Tôn giáo Thái Lan này là ảnh hưởng còn lại của Đế chế Khmer và nhiều vị thần Hindu tạo thành tên của một số địa điểm nổi tiếng nhất của Thái Lan. Ấn Độ giáo cũng ảnh hưởng đến dân số Phật giáo còn lại của Thái Lan với nhiều người cũng thờ các vị thần Ấn Độ giáo như Shiva, Indra và Ganesh.

    2.5 Đạo Do Thái
    Do Thái giáo là một tôn giáo ở Thái Lan có từ thế kỷ 17, tuy nhiên các cộng đồng Do Thái chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong dân số Thái Lan. Ước tính có khoảng 1.000 người theo đạo Do Thái, phần lớn được cho là cư trú ở Chiang Mai, Koh Samui, Phuket và Bangkok.

    2.6 Cơ đốc giáo
    Được giới thiệu bởi các nhà truyền giáo châu Âu, Cơ đốc giáo đã là một tôn giáo ở Thái Lan từ những năm 1550 và kể từ đó đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hiện đại hóa đất nước nhưng nó chỉ chiếm chưa đến 1% dân số quốc gia. Mặc dù không được công nhận, nhưng các nhà truyền giáo từ Nhà thờ Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô cũng đã hoạt động tích cực ở Thái Lan trong nhiều năm.

    2.7 Thiên chúa giáo
    Thiên chúa giáo được một số người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đưa vào Thái Lan vào khoảng thế kỉ 16, 17. Tuy nhiên các nhà truyền giáo này không thu hoạch được những kết quả khả quan, mặc dù vậy thì nhà thờ của thiên chúa giáo vẫn đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân Thái Lan cũng như trong cộng đồng các tôn giáo ở Thái Lan.

    Người Hoa chiếm một tỉ lệ cao trong cộng đồng Thiên chúa giáo ở đây, ngoài ra có một số người Lào và người Việt. Khoảng một nửa số giáo dân Thiên chúa sống ở vùng Trung tâm, số còn lại rải ra trong vùng phía Bắc và Đông Bắc. Hơn nửa số giáo dân ở Thái là tín đồ Thiên chúa giáo La mã, số còn lại là tín đồ Tin Lành.

    Tôn giáo ở Thái Lan ngoài các phần được kể ở trên thì còn có một số ít người dân theo các đạo như đạo Hindu và đạo Sikh, hầu hết là người gốc Ấn Độ và họ sống ở thủ đô Bangkok.
     

Chia sẻ trang này

Loading...