63 Stravel

1 tháng ăn chay 6 ngày là những ngày nào ? Nguồn gốc và ý nghĩa

Thảo luận trong 'Tin tức -Kinh nghiệm du lịch Nước Ngoài' bắt đầu bởi dulich, 13 Tháng sáu 2018.

    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      13 Tháng sáu 2018, 0 Trả lời, 686 Đọc
  1. dulich

    dulich Guest

    Hình thức ăn chay 1 tháng 6 ngày cũng được được biết tới như một hình thức tu tập của các tín đồ Phật giáo. Vậy, ăn chay 1 tháng 6 ngày là những ngày nào ? Nguồn gốc và ý nghĩa của nó là gì ?
    1.Hình thức ăn chay 1 tháng 6 ngày là những ngày nào
    Ăn chay hiểu đơn giản chính là việc thay thế các loại thức ăn từ động vật (thịt, cá,…) bằng những nguyên liệu thực vật.
    Có rất nhiều hình thức và trường phái ăn chay như ăn chay ngày mồng 1 và ngày rằm, ăn chay 4 ngày trong tháng, ăn chay 1 tháng 6 ngày,... Trong số đó, ăn chay 1 tháng 6 ngày là một trong những hình thức được nhiều người áp dụng.

    Ăn chay 1 tháng 6 ngày còn được biết tới với cách gọi khác là “lục trai”. Việc trai giới của hình thức này được thực hiện vào các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 Âm lịch. Nếu tháng thiếu không có ngày 30 thì chuyển sang 28, 29.

    [​IMG]
    Ăn chay 1 tháng 6 ngày cũng là một trong những hình thức tu tập của đạo Phật.


    Từ đặc điểm trên, ăn chay 1 tháng 6 ngày được xếp vào trường phái ăn chay kỳ , nghĩa là ăn chay một cách không thường xuyên vào vài ngày nhất định trên một tháng.
    Kiểu ăn chay cố định vào một số ngày trong tháng này bắt nguồn từ đạo Phật và có tính chất tương tự như ăn chay bốn ngày trong tháng, hai ngày trong tháng…

    2. Ăn chay 1 tháng 6 ngày: nguồn gốc và ý nghĩa
    VỀ NGUỒN GỐC

    [​IMG]
    Cho tới ngày nay, ăn chay 1 tháng 6 ngày vẫn thường xuyên được các tín đồ Phật giáo áp dụng.


    Hình thức và ý nghĩa của việc ăn chay 1 tháng 6 ngày có nguồn gốc xuất phát từ đạo Phật – tôn giáo được ra đời tại Ấn Độ. Người Ấn Độ từ thời xa xưa có truyền thuyết kể lại rằng, ma quỷ trong 6 ngày mỗi tháng sẽ có nhiều cơ hội để rình rập và hãm hại chúng sinh, nên phải nhịn ăn vào những ngày này.
    Sau này Đức Phật cũng kế thừa quan niệm ấy, nhưng Ngài đổi tục 6 ngày không ăn thành 6 ngày thực hiện “tám quan trai giới”. Một trong số điều luật trai giới là không sát sinh. Ăn chay 1 tháng 6 ngày của đạo Phật cũng bắt đầu hình thành từ đó.

    VỀ Ý NGHĨA

    [​IMG]
    Ăn chay 1 tháng 6 ngày sẽ giúp chúng ta thu về nhiều công dụng với tinh thần và sức khỏe.


    Ăn chay 1 tháng 6 ngày“kế thừa” toàn bộ những lợi ích về sức khỏe, tinh thần và trí tuệ của hình thức ăn chay mang lại.
    Không chỉ vậy, hình thức ăn chay “lục trai” còn đem tới nhiều ý nghĩa tuyệt vời về tâm linh. Bởi mỗi ngày trong số 6 ngày ăn chay/tháng ấy lại mang một công dụng khác nhau.

    • Mùng 8:Trời Đại Tự Tại giáng trần dò xét nhân gian, ăn chay và niệm tụng danh hiệu của Phật Định Quan sẽ được xóa bỏ mọi tội lỗi.
    • Ngày 14:Trời Đại Tự Tại Thiên Vương hạ phàm, ăn chay và tụng 1000 danh hiệu của Phật trong hiền kiếp sẽ được diệt trừ tội nghiệt, tăng thêm công quả.
    • Ngày 15:Thái tử của Trời Tứ Thiên Vương giáng trần, ăn chay và tụng danh hiệu Phật A Di Đà sẽ tăng nhiều công đức.
    • Ngày 23:Ngày “Tai tử phách”, cũng là lúc Trời Đại Tự Tại Thiên Vương đi dò xét nhân thế, ăn chay và tụng niệm danh hiệu của Bồ tát Đại Thế Chí sẽ được xóa tội, tăng phước.
    • Ngày 29:Ngày này Đại Tự Thiên Vương hạ phàm truy xét mọi việc, ăn chay và niệm danh hiệu của Phật Thích Ca Mâu Ni ắt sẽ hưởng nhiều công quả.
    • Ngày 30:Ngày Trời Tứ Thiên Vương sai sứ giả hạ phàm, ăn chay và tụng niệm danh hiệu của Phật sẽ được Chư Thiên ủng hộ, sau này có thể thành Chánh quả.
    Hy vọng, qua bài viết trên đây bạn đã có thể hiểu rõ về ăn chay 1 tháng 6 ngày. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Hướng dẫn đặt cỗ chay ngày rằm và mồng 1 để có thể đặt cho nhà mình mâm cỗ chay mà không cần phải vào bếp.
     

Chia sẻ trang này

Loading...