63 Stravel Danh sách xe từ bến xe Huế đi Tam Kỳ - Quảng Nam
Danh sách các nhà xe Huế đi Quy Nhơn – Bình Định
Tổng hợp số điện thoại các hãng taxi ở Huế

2 phượt thủ đã tử nạn: Nên cấm cung đường phượt Tà Năng - Phan Dũng?

Thảo luận trong 'Du lịch Việt Nam' bắt đầu bởi Việt Báo, 23 Tháng năm 2018.

sản phẩm phong thủy
    1. Tỉnh thành:

      Toàn Quốc
    2. Chuyên mục:

      Rao vặt
    3. Tình trạng:

      Tin mới nhất
    1. Giá bán :

      0 VNĐ
    2. Địa Chỉ:

    3. Thông Tin:

      23 Tháng năm 2018, 0 Trả lời, 659 Đọc
  1. Việt Báo

    Việt Báo Guest

    Sự việc phượt thủ trẻ T.A.K tử nạn tại thác Lao Phào, ở cung đường rừng Tà Năng - Phan Dũng đang được tranh luận gay gắt về việc có nên "đóng cửa hoặc siết chặt" cung đường đặc biệt nguy hiểm này hay không.

    [​IMG]
    Thác Lao Phào, nơi phượt thủ TAK mãi mãi nằm lại nằm trên cung đường Tà Năng - Phan Dũng

    Trước đó, một nữ phượt thủ cũng đã tử nạn trên cung đường này do trời mưa và dòng nước lũ xuất hiện quá nhanh và cuốn đi.


    VIDEO: Cô gái tử nạn cách đây không lâu cũng trên cung đường phượt Tà Năng - Phan Dũng Đẹp nhưng nguy hiểm!

    Anh Nguyễn Kim Toại, một phượt thủ từng nhiều lần băng rừng cung đường Tà Năng - Phan Dũng, cho biết đây là cung đường rất đẹp. Bất kể là bạn trẻ nào nếu một lần đến đây, sẽ “ngả mũ kính chào” vẻ đẹp tự nhiên của núi rừng. Ngay đầu đoạn đường vào Tà Năng đã đẹp rồi. Càng vào sâu trong rừng, cảnh đẹp càng hút hồn hơn. Tuy nhiên, anh Toại cũng thừa nhận, với một người đi trekking lần đầu, nếu không có người dẫn đường thì vượt qua cung đường này quả là điều vô cùng khó khăn, kể cả những bạn có sức khỏe tốt.

    Khó thứ nhất là đường này có rất nhiều đường mòn trong rừng. Không có kinh nghiệm sẽ không biết theo đường nào. Và lạc đường là hiểm nguy nhất đối với các bạn phượt thủ Tà Năng - Phan Dũng.

    Theo anh Toại, đây là cung trekking dài tới gần 60km. Do vậy muốn khám phá phải có đồ dùng cá nhân, lương phẩm, nước uống đầy đủ và đặc biệt cần có người dân địa phương dẫn đường.

    [​IMG]

    Đoạn đầu cung đường Tà Năng xuống Phan Dũng

    Anh Nguyễn Minh Nhựt, một người dân Mũi Né - TP.Phan Thiết từng tổ chức nhiều lần khám phá cung đường này cho biết, việc một số bạn trẻ thích mạo hiểm, tự tổ chức đi với số lượng ít người là rất rủi ro. Như vậy, khi lạc đường rất khó tìm nhau.

    Theo anh Nhựt, cung đường này có nhiều nơi rất hiểm trở như các ngã ba, ngã tư, thác Lao Phào, thác Yali, nếu không có người dẫn đường chuyên nghiệp, các bạn sẽ gặp nguy hiểm và có thể thời gian sẽ kéo dài tới 4 - 5 ngày chứ không phải 2 hoặc 3 ngày như những người biết đường.


    Cần kiểm soát cung đường?


    Cần có giải pháp nào đó nhằm kiểm soát cung trekking Tà Năng - Phan Dũng hay không? Câu hỏi này đang gây tranh cãi trên mạng xã hội suốt hai ngày qua. Theo kinh nghiệm của anh Nguyễn Minh Nhựt - người từng tổ chức nhiều chuyến đi Tà Năng - Phan Dũng thì “nhất định phải có sự kiểm soát”. Lý do anh Nhựt đưa ra là vì ngoài sự nguy hiểm rình rập đối với các bạn trẻ, thì còn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, làm hỏng cảnh quan vốn rất đẹp ở đây...

    [​IMG]

    Cung đường Tà năng Phan Dũng thu hút rất nhiều bạn trẻ thích khám phá mạo hiểm. Ảnh: Toại Nguyễn
    [​IMG]

    Cung đường Tà Năng- Phan Dũng rất đẹp nhưng nhiều nguy hiểm. Ảnh: Toại Nguyễn


    Theo anh Nhựt, cần phải kiểm soát ngay đầu vào từ Tà Năng. Đối với những người đi trekking tự phát nhất định phải được ngăn chặn, thay vào đó hướng dẫn các bạn trẻ đi có tổ chức, có người hướng dẫn, chỉ huy suốt tuyến đường.

    “Cái này tôi nghĩ ngành du lịch hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận cần vào cuộc để tránh bớt những tai nạn đáng tiếc xảy ra như vừa qua”, anh Nguyễn Minh Nhựt chia sẻ.


    Chị Nguyễn Ngân, một phượt thủ (ở TP.HCM) đồng ý quan điểm này và cho biết thêm, cơ quan chức năng cần cắm biển báo nguy hiểm trong rừng để “phượt thủ” biết mà tránh.

    Ngược lại, nhiều bạn trẻ cho rằng “không cấm”, vì càng cấm thì càng nhiều bạn tò mò muốn biết.


    Bạn Minh Hoàng, một người dân thị trấn Liên Hương (H.Tuy Phong, Bình Thuận), cho biết: “Khám phá cung đường rừng như thế chắc chắn bạn nào cũng sẽ biết có nhiều rủi ro rình rập. Biết được điều đó sẽ giúp người khám phá có sự chuẩn bị tốt từ sức lực, tư trang, đồ ăn thức uống trước khi vào rừng”.

    “Tôi nghĩ người ta thích mạo hiểm tức là chấp nhận rủi ro. Do vậy không nên cấm. Kinh nghiệm sống chính là cần vượt qua mạo hiểm của chính mình”.



    Chủ tịch UBND H.Tuy Phong (Bình Thuận), ông Huỳnh Văn Điển, khi được đặt vấn đề có nên cấm hoặc có biện pháp gì kiểm soát chặt cung đường Tà Năng - Phan Dũng? Ông Điển cho biết: “Theo quan điểm của cá nhân tôi thì không nên cấm, vì có cấm cũng không được. Cái quan trọng là phải cảnh báo cho người tham gia khám phá rằng đây là cung đường rất nguy hiểm đến tính mạng người. Mặt khác, phải có hướng dẫn, tuyên truyền cho các “phượt thủ” các kiến thức cơ bản để khi họ vào rừng giảm đến mức thấp nhất rủi ro về sức khỏe, đặc biệt là tính mạng con người”.


    Phó chủ tịch UBND xã Phan Dũng, ông Mang Xích thì nói dứt khoát "phải cấm" để kiểm soát. "Thử nghĩ xem cứ đi lẻ tẻ rồi xảy ra chuyện như vậy thì ai chịu trách nhiệm? Năm ngoái đã có một cô bé bị nước cuốn trôi trên suối Yali rồi. Suốt cả tuần nay xã tôi không làm được gì. Tôi đề nghị phải có tổ chức, có bà con chúng tôi dẫn đường thì mới cho đi. Mai mốt về huyện họp tôi đề nghị tỉnh phải có công văn gửi vào tận TP.HCM nói cho rõ sự nguy hiểm khi đi Tà Năng - Phan Dũng. Chỉ mấy ngày nghỉ lễ 30.4 vừa qua mà có đến hơn 700 người băng rừng ra đây. Rất khó cho xã chúng tôi trong quản lý", ông Mang Xích nói.
     
Tinh Dầu nguyên chất 100% Phụ Kiện Máy Tính
Phụ kiện máy tính với đa dạng mẫu mã, giá rẻ, chất lượng

Chia sẻ trang này

Loading...
Sản phẩm dành cho trẻ sơ sinh